Rọ đá là gì? Các công dụng của rọ đá. Top 5 rọ đá hay sử dụng nhất

Khái niệm rọ đá

Rọ đá được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình liên quan địa kỹ thuật. Có tính ứng dụng cao ở những địa hình phức tạp, có dòng chảy mạnh. Cụ thể như: bờ biển, bờ sông, suối, kênh, đập thủy lợi. Hoặc ở những nơi có sóng ngầm, dễ sạt lở đất như đèo, chân núi….

Trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là thủy lợi và cầu đường, các vấn đề về gia cố nhằm tránh sạt lở, xói mòn, luôn được đặt lên hàng đầu. Trong đó, sử dụng rọ đá được xem là giải pháp tối ưu nhất về chi phí và hiệu quả.

Được đan từ dây thép mạ kẽm tạo nên các ô lưới dạng xoắn kép, rọ đá được hoàn thiện bằng cách sử dụng dây viền, dây buộc để tạo nên rọ đá với các loại hình khối khác nhau.

Rọ đá được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình liên quan địa kỹ thuật
Rọ đá được sử dụng phổ biến trong xây dựng công trình liên quan địa kỹ thuật

Rọ đá được sản xuất thành các hình khối lập phương, hình chữ nhật, hình vuông hoặc hình tròn, tùy vào yêu cầu của từng công trình.

Trong thuật ngữ xây dựng hạ tầng hiện nay, rọ đựng đá có nhiều tên gọi, được phân biệt theo hình dạng như: Rồng đá (Định hình tròn), Rọ đá hộc (Định hình khối vuông) Thảm đá (định hình vuông hoặc chữ nhật rộng và mỏng). Hoặc phân biệt bằng chất liệu như: Rọ đá mạ kẽm, rọ đá bọc nhựa pvc

Chức năng của rọ đá

Chức năng của rọ đá
Chức năng của rọ đá

Được dùng cho những vùng đất yếu, nơi mà kết cấu xây dựng cần được gia cố và xử lý nền cẩn trọng

Được chế tạo từ những tấm lưới linh hoạt. Đặc tính này đặc biệt giúp rọ đá có thể chịu lực tốt dưới những biến động lớn.. Các chức năng của rọ đá bao gồm:

Bảo vệ kết cấu xây dựng

Với tính biến dạng cao, một đặc tính vật lý mang lại nhiều ưu điểm cho rọ đá. Giúp nó luôn bền vững dưới áp lực do đất, nước tạo ra. Trong trường hợp kết cấu xây dựng được đặt trên một vùng đất có địa chất yếu, có thể bị xói ngầm do sóng hoặc do dòng chảy tràn qua, tính biến dạng cao sẽ bảo vệ cho công trình không bị ảnh hưởng về chất lượng.

Chịu lực tốt

Rọ đá có chức năng chịu lực tốt nhờ kết cấu trọng lực từ sự liên kết của các viên đá. Sức nặng cùng mối liên kết chặt chẽ, bền vững của đá và lớp thép bên ngoài, giúp tăng khả năng chịu lực cho công trình xây dựng.

Chống xói mòn

Chống xói mòn là một chức năng quan trọng của rọ đá, khiến nó trở thành một phần không thể thiếu trong các công trình thủy lợi, cầu đường. Sự liên kết của những viên đá trong rọ đá sẽ ngày càng tăng do bùn, đất, rễ cây cỏ dại mọc nhét kín các lỗ rỗng. Từ đó gia tăng thêm tính bền vững cho công trình, giúp phát huy các chức năng chống xói mòn hiệu quả hơn.

Khả năng thoát nước

Kết cấu rọ đá theo dạng lưới, được dùng để chứa những viên đá có kích thước nhất định, nên rất dễ thoát nước. Rất phù hợp cho yêu cầu thiết kế ở vùng lụt, chịu lực tốt và thoát nước nhanh.

Ứng dụng của rọ đá

Với 4 chức năng quan trọng ở trên, rọ đá được ứng dụng để đảm bảo cho công trình xây dựng thêm vững chắc, an toàn, chống lại tác động của môi trường, thông qua việc:

Ứng dụng của rọ đá
Ứng dụng của rọ đá

Làm tường chắn đất; tường chắn trọng lực:

Được ứng dụng với mục đích gia cố, bảo vệ công trình giao thông, công trình gần chân núi, tránh sạt lở, sụt trượt.

Kết cấu chân khay, chân cầu, hố móng, cột điện.

Lớp bảo vệ mái dốc, lòng kênh

Các kết cấu tràn, chỉnh trị dòng, đê đập trọng lực, xây đập thủy lợi chắn nước.

Thi công kè bờ biển, bờ sông, điều chỉnh sóng ngầm.

Làm tường chắn cảnh quan cho các công trình xây dựng trên núi hoặc ở chân núi.

Các loại rọ đá

Có 2 loại rọ đá thông dụng trên thị trường là:

Rọ mạ kẽm

Loại rọ đá được đan từ dây thép đã được mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng.

Rọ đá bọc nhựa PVC

Rọ đá bọc nhựa PVC có công nghệ sản xuất tương tự rọ đá mạ kẽm, chỉ bổ sung thêm một bước bọc lớp nhựa PVC bên ngoài dây thép mạ kẽm trước khi đưa vào máy đan lưới, với mục đích gia tăng tuổi thọ của rọ đá.

Rọ đá bọc nhựa PVC
Rọ đá bọc nhựa PVC

Việc lựa chọn loại rọ nào cho công trình xây dựng của bạn, sẽ phụ thuộc vào thiết kế của công trình, điều kiện môi trường thi công.

Trong trường hợp làm việc trong điều kiện có các tác động xấu đến lớp phủ kẽm của rọ, dây thép sẽ được bọc thêm lớp nhựa PVC. Nhằm tăng độ bền cho dây dưới tác động ăn mòn điện hóa của môi trường.

Top rọ đá hay sử dụng nhất trên thị trường

Rọ đá (loại phổ biến nhất)

Có thiết kế lưới thép theo khối lập phương, sử dụng trong các công trình dân dụng gần bờ sông. Thông thường có lèn đá bên trong trong và buộc 02 đầu lại với nhau.

Rọ thảm đá

Có diện tích không quá rộng, và thiết kế tương tự khối lập phương. Thích hợp trong các công trình kè gối đường cao tốc.

Rọ thảm đá
Rọ thảm đá

Thảm đá cũng là một loại thường được sử dụng trong các công trình kênh mương, có diện tích lớn.

Kích thước: chiều cao tối đa 0,5m – bề rộng: 10x2m, hoặc 10x3m.

Rọ đá neo

Đây là loại cơ bản, kèm theo tấm lưới liền khối với thép giữ giúp cấu trúc công trình không bị sụt lún. Dùng loại rọ đá này, các kỹ sư sẽ chèn thêm một lớp vải địa kỹ thuật bên dưới để tiêu thoát nước, giữ lại đất cát không bị trôi đi tại chân công trình.

Rọ đá hộc

Quy cách thông thường của rọ đá hộc là dài x rộng x cao (VD: 2mx1mx0.5m), giống như rọ đá thông thường. Điểm khác biệt nằm ở phần đá được lèn lấp trong rọ, là đá tảng hay đá hộc có kích thước lớn. Vì vậy mắt lưới của rọ hộc cũng có kích thước D lớn hơn bình thường có thể từ 14cm – 20cm.