Phương án xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi thi công

Xử lý công trình trên nền đất yếu là trường hợp không còn quá xa lạ khi thi công trên địa hình đất của Việt Nam. Có rất nhiều phương pháp để xử lý nền đất yếu tuỳ thuộc vào tính chất của nền đất đó. Tuy nhiên, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất đó chính là xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi thi công công trình. Cùng theo dõi bài viết của VietPro Việt Nam để hiểu rõ hơn về phương pháp thi công này nhé!

xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi thi công
Xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm khi thi công

1. Đặc trưng của nền đất yếu

Đất yếu là loại đất mà bản thân của nó không đủ để tiếp thu các loại trọng tải công trình như nhà, đường xá, đê đập,… Trong ngành xây dựng, đất yếu được định nghĩa là loại đất có sức chịu tải kém ( thông thường có chỉ số nhỏ hơn 0.5 -1kg/ m2). Loại đất này dễ dàng bị phá hoại, biến dạng.

Đặc trưng của nền đất yếu
Đặc trưng của nền đất yếu

1.1 Cách để nhận biết nền đất yếu

Nền đất có vai trò quan trọng nhất trong các công trình. Nó có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tuổi thọ của công trình. Để nhận biết được đất yếu người ta thường dựa vào hai quan điểm là định tính và định lượng.

Về định tính: Đất yếu là loại đất mà bản thân nó không đủ khả năng tiếp thu tải trọng của công trình bên trên như các công trình nhà cửa, đường xá, đê đập…Khái niệm này nhìn chung còn khá chung chung chưa có cơ sở khoa học rõ ràng.

Về định lượng: Đất yếu là loại đất có sức chịu tải kém. Loại đất này rất dễ bị phá hoại, biến dạng dưới sức nặng, tác động từ công trình dựa trên những số liệu về chỉ tiêu cơ lý cụ thể. Khái niệm này được thế giới chấp nhận và có cơ sở khoa học.

Dựa vào chỉ tiêu vật lý, đất được coi là yếu khi:

  • Dung trọng là : gW <= 1,7 T/m3.
  • Hệ số rỗng là : e >=1.
  • Độ ẩm là : W >=40%.
  • Độ bão hòa là : G >=0,8.

Dựa vào các chỉ tiêu cơ học, đất được coi là đất yếu khi:

  • Sức chịu tải bé là: R = (0,5 – 1)kG/ cm2
  • Modun biến dạng là: E0 <= 50 kG/cm2.
  • Hệ số nén là: a >= 0,01 cm2/kG.
  • Góc ma sát trong là: fi <= 100.
  • Lực dính (đối với đất dính) là: c <= 0,1 kG/cm2.

1.2 Các dạng đất yếu thường gặp trong thực tế

Đất sét mềm

Đất sét mềm bao gồm các loại đất sét hoặc đá sét tồn tại ở trạng thái bão hòa nước, cường độ thấp.

Trong đất sét gồm có 2 thành phần là:

Phần hạt đất sét có kích thước lớn hơn 0,002mm. Chủ yếu ở phần này có các khoáng chất nguồn gốc lục địa như thạch anh, fenspat,…

Phần còn lại là khoáng chất sét bao gồm những hạt có kích thước rất bé giao động (2 – 0,1mm) và keo (0,1 – 0,001mm). Khoáng chất này quyết định tính chất cơ lý của đất sét, có 3 nhóm khoáng chất thường gặp điển hình bao gồm: kaolinit, môntmôrilônit và elit.

Đất sét mềm
Đất sét mềm

Bùn

Bùn là lớp trầm tích thuộc giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất đá loại sét. Bùn được tạo trong nước có sự tham gia của các vi sinh vật và có:

Độ ẩm vượt quá giới hạn chảy và hệ số rỗng e > 1 đối với cát pha sét

Sét pha cát và e > 1,5 đối với sét.

Bùn được tạo thành trong môi trường nước, cho nên thành phần hạt mịn và luôn tồn tại ở trạng thái no nước, rất yếu về mặt chịu lực. Cho nên, xây dựng công trình chỉ có thể thực hiện sau khi tiến hành thi công xử lý gia cố nền.

Bùn
Bùn

Cát chảy

Cát chảy bao gồm các loại như: cát mịn, cát có kết cấu rời rạc, cát nén hoặc pha loãng. Loại đất này khi chịu tác động từ các công trình sẽ chuyển sang trạng thái chảy giọt, được gọi là cát chảy.

Ngoài ra, cát được tạo nên ở những khu vực biển hoặc vũng, vịnh. Cát gồm những hạt có kích thước 0,05 – 2mm.

Cát chảy
Cát chảy

Đất bazan

Đây cũng là đất yếu với đặc điểm độ rỗng lớn, dung trọng khô bé, khả năng thấm nước cao, dễ bị lún sập.

Đất hoàng thổ và các dạng đất hoàng thổ

Có độ rỗng lớn, khi ở trạng thái khô có khả năng lực lớn nhưng khi ngậm nước gây biến dạng lớn.

Đất bazan
Đất bazan

2. Phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

2.1 Bấc thấm là gì?

Bấc thấm là một dạng vật liệu thoát nước ngầm. Bấc thấm được sử dụng trong xây dựng hạ tầng hay gia cố, ổn định nền móng. Được cấu tạo bằng lõi nhựa Plastic bọc quanh nó một lớp vải địa kỹ thuật không dệt sợi ngắn xuyên kim hoặc sợi dài liên tục kết dính.

Bấc thấm
Bấc thấm

2.2 Đặc tính và phạm vi áp dụng bấc thấm

Bấc thấm ngày nay cấu tạo là một lõi nhựa bên trong hình Harmonica hoặc hình ziczac có khổ rộng từ 10cm đến 30cm, bọc bên ngoài là một lớp Vải địa kỹ thuật không dệt có tính thấm cao và kích thước lỗ cực kỳ nhỏ.

Lớp vải tác dụng lọc các hạt cát nhỏ nhất trong lớp trầm tích của đất xâm nhập vào lõi nhựa, làm tắc đường dẫn của lõi. Do đó, bấc thấm thường được sử dụng gia cố nền đất yếu, dễ sạt lở và hố chôn lấp rác,…

2.3 Tác dụng của phương pháp xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm

Gia cố nền đất yếu

Bấc thấm được sử dụng rất phổ biến trong gia cố nền đất yếu. Chỉ trong một khoảng thời gian ngắn có thể giúp công trình ổn định tới 95% và có hiệu quả lâu dài cho công trình.

Ổn định nền

Bấc thấm được ứng dụng vào ổn định các công trình có nền đất yếu rất đa dạng như đường xá, cầu cống, đê đập, nhà cửa, sân bay, bến cảng,…xây dựng trên nền đất yếu và có tải trọng động.

Xử lý môi trường

Bấc thấm được sử dụng để xử lý nền đất yếu, đất nhão. Có thể bạn sẽ thường thấy ở các khu vực ô chôn lấp rác. Để tẩy rửa các khu vực đất bị ô nhiễm, người ta thường sử dụng công nghệ hút chân không, hút nước ngầm thấm qua các lớp đất bị ô nhiễm, mang theo các chất ô nhiễm hoá tan trong nước lên bề mặt để xử lý.

2.4 Cách thức thi công bấc thấm trên nền đất yếu

Quy trình thi công bấc thấm bao gồm 6 bước:

  • Bước 1: Chuẩn bị mặt bằng;
  • Bước 2: Chuẩn bị vật tư và công nghệ thi công;
  • Bước 3: Định vị mặt bằng thi công;
  • Bước 4: Thi công cắm bấc thấm;
  • Bước 5: Kiểm tra kỹ thuật thi công;
  • Bước 6: Nghiệm thu công trình.

Mỗi công đoạn đều mang ý nghĩa quan trọng nhất định. Trong đó, việc thực thi phương pháp cắm bấc thấm và công nghệ thi công đúng chuẩn là những nền tảng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của các công trình cần gia cố nền đất yếu, ổn định nền hoặc xử lý môi trường bằng bấc thấm.

Lời Kết

Phương án xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các đơn vị thi công. Nếu bạn còn đang tìm kiếm nơi cung cấp bấc thấm cũng như các vật liệu cho các công trình xây dựng thì có thể liên hệ tới VietPro Việt Nam.

VP Miền Bắc

Địa chỉ: Ngọc Hồi- Thanh Trì-Hà Nội
ĐT: 04.3689.3312
Hotline: 0917.134.080; 0936.353.080

VP Miền Nam

Địa chỉ: Số 1 Xa lộ Trường Sơn – Dĩ An – Bình Dương
ĐT: 0975502282
Hotline: 0975502282

VP Đà Nẵng

Địa chỉ: 597 đường Tôn Đức Thắng – P Hòa Khánh Nam – TP. Đà Nẵng
ĐT: 0904662282
Hotline: 0904662282

Các sản phẩm bấc thấm có tại Vietpro Việt Nam

Người dùng cũng sẽ tìm kiếm liên quan xử lý nền đất yếu bằng bấc thấm:

Tiêu chuẩn đất yếu

Xử lý nền đất yếu bằng cọc tre

Bảng tính bấc thấm

Cách bố trí bấc thấm

Tính toán xử lý nền đất yếu

Đắp đất gia tải nền đường

Nền đất yếu là gì

Phương pháp gia tải trước

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *